Cơ chế hoạt động của chất tẩy rửa – CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MORI VIỆT NAM

Cơ chế hoạt động của chất tẩy rửa

Hàng ngày mỗi người chúng ta đều sử dụng các chất tẩy rửa, nhưng thật sự rất ít người quan tâm đến cơ chế hoạt động của chúng. Cùng Mori tìm hiểu thêm để biết được cơ chế hoạt động của hóa chất từ đó sử dụng đúng cách giúp môi trường sống được sạch đẹp cho chúng ta một sức khỏe tốt nhất.

1. Cơ chế của việc tẩy rửa

Việc tẩy rửa được định nghĩa là làm sạch mặt của một vật thể rắn với một tác nhân riêng biệt – chất tẩy rửa, theo một tiến trình lý hóa khác hẳn với việc hòa tan thông thường.

Quá trình tẩy rửa xảy ra theo các bước như sau:

  • Dung dịch tẩy rửa trong nước làm giảm sức căng của nước, nước thấm sâu vào xơ sợi.
  • Quá trình lấy bẩn ra.
  • Quá trình chống tái bám chất bẩn.
  • Chất hoạt động bề mặt tạo bọt, chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị đẩy ra ngoài hay phân tán vào trong dung dịch ở dạng huyền phù, treo lơ lửng.

Chất tẩy rửa là chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước làm cho vải được thấm ướt hoàn toàn. Mỗi phân tử của chất hoạt động bề mặt có 1 đầu ưa nước, đầu này bị các phân tử nước hút và 1 đầu không ưa nước (kị nước) – đầu này đồng thời vừa đẩy nước vừa hút vào các chất dầu mỡ bẩn. Các lực ngược nhau này đã kéo các chất bẩn ra và làm chúng treo lơ lửng trong nước ở dạng hòa tan, nhũ hoặc huyền phù. Khuấy đảo của tay hay máy giặt đã giúp kéo hẳn các chất bẩn ra khỏi bề mặt cần làm sạch.
Các vết bẩn phân cực thì dùng chất hoạt động bề mặt anion, các vết bẩn không phân cực thì dùng chất hoạt động bền mặt không ion.
VD: Cơ chế tẩy rửa dầu mỡ của xà phòng.

Ban đầu, sợi có dính vết bẩn dạng dầu mỡ được ngâm trong môi trường nước. Do sức căng bề mặt của nước lớn nên nước không thể tách hoặc hòa tan vết bẩn.

Khi hòa tan chất tẩy rửa vào nước, dung dịch chất tẩy rửa này có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước. Dung dịch có thể thấm sâu vào sợi vải và lôi các vết dầu mỡ ra, các vết dầu mỡ được lấy ra và treo lơ lửng ở dạng nhũ tương hoặc dung dịch đồng nhất.

Chất tẩy rửa có tác dụng chống bám bẩn trở lại. Các vết bẩn trong dung dịch tẩy có thể ưa hoặc kỵ nước. Các hạt ưa nước sẽ phân tán vào trong nước và không bị tái bám. Ngược lại các hạt kỵ nước lại có khuynh hướng bám trơ lại vải. Trong dung dịch tẩy rửa, phần lớn bề mặt vải và hạt bẩn tích điện âm.

  • Các chất hoạt động bề mặt anion bị hút vào hạt bẩn và sợi làm tăng hàng rào tĩnh điện giữa chúng và các hạt giúp sự phân tán các hạt bẩn ổn định, ngăn sự tái bám. Nhưng đến một nồng độ nào đó của vết bẩn và chất hoạt động bề mặt nhất định, khi nồng độ anion càng cao thì sự tái bám càng tăng do sự nén ép lớp điện tích kép bao bọc bề mặt sợi và hạt.
  • Các chất hoạt động bề mặt nonion có dây kỵ nước của phân tử càng dài thì tính chống tái bám càng lớn. Các chất nonion hấp phụ vào bề mặt sợi và các hạt bẩn hướng phần ưa nước ra ngoài. Hàng rào lập thể được tạo ra và cả lớp nước hydrat hóa sẽ ngăn chặn các hạt tiến lại gần sợi, chống lại sự tái bám. Nhưng thực tế chất hoạt động bền mặt nonion có khả năng chống tái bám thấp hơn các anion.
  • Chất hoạt động bề mặt cation không có tác dụng chống tái bám, nó không thích hợp cho việc giặt tẩy. Chất hoạt động bề mặt cation tích điện dương, bề mặt vải tích điện âm vì vậy chúng bám vào vải nên không có tác dụng chống tái bám.

Chất hoạt động bề mặt tạo bọt làm cho chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị đẩy ra ngoài. Một chất hoạt động bề mặt hay hỗn hợp chất hoạt động bề mặt có khả năng tạo bọt tối đa quanh cmc. Với một loại chất hoạt động bề mặt , cmc càng nhỏ thì khả năng tạo bọt càng lớn. Đối với alky sulfat, chiều dài dây Cacbon tăng thì độ hòa tan cmc giảm, khả năng tạo bọt tăng; khi di chuyển nhóm ưa nước vào trong dây hay dùng dây Cacbon mạch nhánh thì làm tăng cmc từ đó làm giảm khả năng tạo bọt. Chất chất hoạt động bề mặt không ion tạo bọt ít hơn ion trong nước. Để tăng khả năng tạo bọt người ta thêm vào các thành phần phụ gia, đó là các chất hữu cơ có cực có thể làm giảm cmc của chất hoạt động bề mặt. Các chất tăng cường bọt trong bột giặt, nước rửa chén, các dầu gội đầu là mono hay dietanol amid tạo bọt bền, mịn và đều.

2. Chúng ta sử dụng hóa chất tẩy rửa để làm gì?

Hóa chất tẩy rửa công nghiệp được sử dụng rộng rãi thường là hoá chất tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và một số hoạt động rửa máy móc và dụng cụ máy.

Hóa chất tẩy rửa sinh hoạt : Trong các hộ gia đình, thuật ngữ chất tẩy rửa thường đề cập cụ thể đến bột giặt, nước lau sàn, lau kính, cọ rửa bồn cầu, rửa tay, rửa chén, bột giặt, dầu gội đầu, nước xả vải, nước tẩy trắng… Chất tẩy rửa thường có sẵn dưới dạng bột hoặc dung dịch

Mori Việt Nam  – Thương hiệu nước giặt xả và chất tẩy rửa công nghệ Nhật Bản hàng đầu Việt Nam. Tất cả các dòng sản phẩm của Mori có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn với người sử dụng, thân thiện môi trường, đa dạng về chủng loại.

Sản phẩm của Mori gồm có:

– Nhóm sản phẩm giặt – xả

– Nhóm sản phẩm dành cho gia đình

– Sản phẩm xử lý vết bẩn đồ vải

– Sản phẩm cho đồ da

– Sản phẩm phụ kiện giặt là

Mọi thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc chính sách Nhà phân phối, Đại lý, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phòng Chăm sóc khách hàng

Công ty Thương mại và Dịch vụ HMC Việt Nam

Trụ sở chính: Số 19 Phố Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0973 22 66 96

 

Đăng ký nhận khuyến mại

Bạn cần hỗ trợ 0973 22 66 96

© Copyright 2021 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MORI VIỆT NAM.

Số ĐKKD: 0108047035. Ngày ĐK:03/11/2017. ĐK thay đổi lần thứ: 1: 05/12/2017

0973 22 66 96